Xuất bản thông tin

null Hội thảo đầu bờ "mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn gắn truy xuất nguồn gốc năm 2022" Tại HTX Phú Thọ, xã An Long

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Hội thảo đầu bờ "mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn gắn truy xuất nguồn gốc năm 2022" Tại HTX Phú Thọ, xã An Long

Ngày 10/11/2022, tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông, Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo đầu bờ "mô hình sản xuất lúa hữu cơ tuần hoàn gắn với truy xuất nguồn gốc năm 2022".

Có 08 hộ tham gia mô hình, với 10ha canh tác giống lúa Đài Thơm 8 trong vụ Thu Đông năm 2022. Mô hình được ngành Nông nghiệp tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đầu tư lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật suốt vụ... Nông dân thực hiện mô hình ứng dụng giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa tuần hoàn như: ruộng lúa bờ hoa, nuôi và thả vịt vào ruộng lúa, nhân nuôi bèo hoa dâu, phun phân khoáng với dây bay, ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nấm trichoderma LHC, tái sử dụng rơm rạ tại chỗ để sản xuất nấm rơm ngoài trời và sau khi sản xuất nấm rơm để ủ phân hữu cơ truyền thông bón cho cây trồng...

Sau khi tham quan thực tế, cán bộ ngành nông nghiệp, các nhà khoa học và nông dân đều đánh giá cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của mô hình. Năng suất lúa ước đạt trên 6 tấn/ha, giá bán dao động từ 7.000 - 7.200 đồng/kg… Nổi bật, sản xuất theo mô hình đã giảm phân bón hóa học - nhất là phân Ure từ 1 - 2 triệu đồng/ha, giảm chi phí phun thuốc hóa học từ 100.000 - 150.000 đồng/ha, nâng cao giá trị rơm rạ để tăng thêm thu nhập cho nông dân sử dụng rơm trồng nấm trên 48 triệu đồng/1.000m2 và tái sử dụng rơm sau khi thu hoạch nấm tăng thu nhập được gần 30 triệu đồng/15 tấn nguyên liệu ủ phân hữu cơ truyền thông... Được biết, mô hình này sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng trong thời gian tới.

Trọng Trung.