Publicador de contenidos

null Huyện Tam Nông tổng kết mô hình lúa sinh thái kết hợp bảo tồn Sếu đầu đỏ

DeAnSeu Biểu trưng đất Sen hồng

Huyện Tam Nông tổng kết mô hình lúa sinh thái kết hợp bảo tồn Sếu đầu đỏ

Sáng ngày 01/04/2025 tại xã Phú Đức, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tam Nông tổ chức Hội thảo Tổng kết mô hình Sản xuất lúa sinh thái kết hợp với bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim vụ Đông - Xuân năm 2024-2025. Ông Trần Thanh Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông đã đến dự.

Tổng kết mô hình lúa sinh thái kết hợp bảo tồn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Mô hình có 44 hộ đăng ký tham gia với tổng diện tích gần 300 ha ở xã Phú Đức và Tân Công Sính. Theo đánh giá, ruộng mô hình ở xã Phú Đức đạt năng suất 8.150 kg/ha cao hơn ngoài mô hình 150 kg/ha, giá bán 6.300 đồng/kg, tổng thu 51.345.000 đ/ha, lợi nhuận là 29.620.000 đồng/ha cao hơn so với ruộng ngoài mô hình là 2.900.000 đồng/ha, giá thành sản xuất là 2.666 đồng/kg thấp hơn ngoài mô hình 294 đồng/kg.

Còn ruộng mô hình ở xã Tân Công Sính đạt năng suất 7.950 kg/ha cao hơn ngoài mô hình 100 kg/ha, giá bán 6.500 đồng/kg, tổng thu 51.675.000 đ/ha với lợi nhuận là 29.929.000 đồng/ha cao hơn so với ruộng ngoài mô hình là 2.093.000 đồng/ha, giá thành sản xuất là 2.735 đồng/kg thấp hơn ngoài mô hình 219 đồng/kg. 

Hộ nông dân tham gia mô hình phát biểu trao đổi ý kiến tại Hội nghị

Mô hình đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: ứng dụng công nghệ, sạ hàng, sạ thưa, bón phân hữu cơ kết hợp cân đối lượng NPK và quản lý dịch hại theo IPM đã giúp giảm được lượng giống gieo sạ 33,3 – 37,5% (tương đương 50 -60kg/ha) và giảm số lần phun thuốc BVTV từ 2-3 lần. Qua đó, giúp ruộng mô hình tăng lợi nhuận cao hơn so với ruộng ngoài mô hình và giảm được giá thành sản xuất so với sản xuất thông thường theo truyền thống. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc bón phân hữu cơ vào sản xuất, từng bước giảm dần và thay thế phân bón vô cơ và không đốt rơm rạ sau thu hoạch bằng cách phun chế phẩm sinh học nấm tricoderma để nhanh phân hủy rơm rạ nhằm hạn chế giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Trần Thanh Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại Hội nghị

Tại hội thảo, Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Chơn Chính Đồng Tháp mười - huyện Tháp Mười cũng đã triển khai chính sách liên kết vùng trồng tiêu thụ nông sản cho nông dân./.

                                                                                  Chí Cường