Xuất bản thông tin

null Tam Nông điểm sáng trong công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và thực hiện hiệu quả xây dựng Nông thôn mới và Tái cơ cấu nông nghiệp

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Tam Nông điểm sáng trong công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và thực hiện hiệu quả xây dựng Nông thôn mới và Tái cơ cấu nông nghiệp

Tiến tới Đại hội Đại biểu huyện Tam Nông nhiệm kỳ 2020-2025. Cổng thông tin điện tử huyện đã có cuộc trao đổi với Bà  Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Trưởng phòng LĐ-TB & XH huyện về kết quả của công tác giảm nghèo, đào tào nghề, giới thiệu việc làm, công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và ông Lưu Văn Tiến – Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện về những kết quả Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thực hiện theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020.

PV: Xin bà cho biết những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong nhiệm kỳ qua?

          Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Trưởng phòng LĐTB & XH huyện trả lời:

Công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm  là nhiệm vụ rất quan trọng, được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Kết quả cụ thể như sau:

 Về công tác giảm nghèo: Thực hiện hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay với lãi suất thấp có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế hộ gia đình. Hỗ trợ miễn giảm học phí cho học sinh, . Phát kịp thời thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo. Thực hiện Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo vay vốn xây mới, sửa chữa nhà bị dột nát, hư hỏng, giúp nhân dân an tâm sản xuất kinh doanh, con cái có nơi học hành từ đó ổn định cuộc sống. Thực hiện tốt Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, hàng năm, đều vượt kế hoạch đề ra. Chủ động kinh phí và giải ngân kịp thời các nguồn vốn vay giải quyết việc làm phát triển sản xuất, phê duyệt 100% dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề đủ điều kiện vay vốn, đảm bảo kinh phí cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng vay vốn đóng chi phí xuất cảnh.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đời sống phần lớn người dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chương trình, dự án giảm nghèo tại địa phương đã được triển khai đồng bộ đến tận người dân góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,22% với 4.282 hộ vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 3,42% với 1.071 hộ cuối nhiệm kỳ (giảm được 3.211 hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,70%, so với kế hoạch đạt 133%).

 Về công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm: trong những năm qua, Phòng LĐTB&XH tích cực phối hợp với các ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đầu nhiệm kỳ từ 50% lên 60%, lao động qua đào tạo nghề từ 35% lên 43,8% vào cuối năm 2019, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới..

Ngoài ra, Phòng còn chủ động gắn kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu việc làm cho hơn 19.000 lao động, với mức thu nhập ổn định (chỉ tiêu hàng năm huyện giao là 1.000 lao động đều thực hiện đạt và vượt).

PV: Được biết huyện là điểm sáng trong công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hàng năm đều vượt chỉ tiêu trên giao. Qua đó đã góp phần phát triển KT- XH của huyện trong nhiệm kỳ qua. Xin Bà cho biết Phòng LĐTB & XH huyện đã triển khai thực hiện công tác này như thế nào để đạt kết quả như vậy?

  Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Trưởng phòng LĐTB & XH huyện trả lời:

Huyện có thành lập Tổ Tư vấn liên ngành trực tiếp tuyên truyền, vận động với phương châm “đi tận ngõ, gõ tận nhà, rà từng đối tượng”; chú trọng tuyên truyền con em cán bộ, Đảng viên gương mẫu đi đầu trong phong trào, từ đó tạo niềm tin trong Nhân dân.

Trong công tác tuyên truyền, vận động, Huyện không tổ chức dàn trải mà tập trung trực tiếp vào những người lao động có nhu cầu như: Toạ đàm, đối thoại với hộ gia đình và người lao động, nêu gương người thật việc thật có lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt hiệu quả; cấp phát thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp đến người lao động biết, đăng ký, tham gia; tập trung đưa người lao động đi dự các buổi tư vấn việc làm tại Tỉnh, Huyện, xã, thị trấn; tư vấn theo nhóm tại các khóm, ấp; trực tiếp đến người lao động và hộ gia đình. Ngoài ra, Phòng còn thường xuyên theo dõi nắm những thông tin về người lao động để kịp thời tháo gỡ giải quyết những khó khăn vướng mắckịp thời. Đồng thời Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thành lập Câu lạc bộ hộ gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài tại các xã, thị trấn, thông qua các buổi sinh hoạt các thành viên câu lạc bộ có điều kiện giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn.v.v…

Từ những việc làm nêu trên, huyện Tam Nông đã đưa được 883 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 169,8% kế hoạch. Nhìn chung, mức thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tương đối cao.Bình quân mỗi lao động gửi về gia đình hàng tháng từ 22 triệu đến 25 triệu đồng/tháng, nhiều gia đình xây được nhà khang trang, mua thêm đất sản xuất, một số lao động sau khi kết thúc hợp đồng về mở các cơ sở sản xuất và tự mình làm chủ, bình quân mỗi năm Huyện tiếp nhận khoảng 145 tỷ đồng của người lao động gửi về cho gia đình, đã góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo tại địa phương và phấn đấu thực hiện đạt tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người trong xây dựng nông thôn mới./.

PV: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng NTM nhiệm kỳ qua (2015-2020) ?

Ông Lưu Văn Tiến – Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện Tam Nông trả lời:

- Đến nay toàn huyện có 06/11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 14 tiêu chí trở lên.

- Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2019 đạt 45,69 triệu đồng (tăng 7,28 triệu đồng/người/năm so với năm 2017). Có 11/11 xã đạt tiêu chí trường học (tăng 8 xã so với năm 2016). 11/11 trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tổng số người tham gia BHYT, đạt 89,18% dân số;  tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 18,7%.

- Đến nay, đã xây dựng hoàn thành 08 Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng cấp xã;11/11 xã đạt tiêu chí Quốc phòng, An ninh và được trang bị hệ thống truyền thanh không dây đáp ứng cho việc thông tin, tuyên truyền tại cơ sở. Có 53/53 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa 03 năm liên tục trở lên. Tỷ lệ rác thải được thu gom ước đạt 80%; riêng rác thải tại đô thị, chợ, cụm dân cư,... các xã ước đạt 92%; đối với rác thải y tế được xử lý 100% bằng lò đốt rác chuyên dùng.

- Về xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu đã thực hiện tổng số 281 công trình, với tổng nguồn vốn 413.990 triệu đồng.

PV:  Còn việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong 05 năm qua đã đạt được những kết quả như thế nào thưa ông?

Ông Lưu Văn Tiến – Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện Tam Nông trả lời

- Diện tích gieo trồng lúa đạt 71.700 ha (tăng 792 ha so với năm 2015), sản lượng đạt 466.000 tấn (tăng 39.134 tấn so với năm 2015); tập trung thực hiện cánh đồng lớn với diện tích 54.000 ha (tăng 6.017 ha so với năm 2015); mô hình giá thành sản xuất giảm 200 đồng/kg so với sản xuất truyền thống, lợi nhuận tăng 1,5 triệu đồng/ha (giá trị tăng thêm khoảng 81 tỷ đồng). Có 14 doanh nghiệp tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân tổng diện tích là 16.130 ha, sản lượng 80.294 tấn.

- Tập trung thực hiện thí điểm các mô hình nông nghiệp, đánh giá hiệu quả và có kế hoạch nhân rộng. Điển hình gồm: cánh đồng lớn, mô hình giảm giá thành sản xuất, mô hình sử dụng phân bón thông minh; áp dụng phương pháp phun thuốc bảo vệ thực vật bằng động cơ; trồng cây đậu nành rau; Mô hình sản xuất lúa Huyết Rồng; nuôi cá chạch lấu kết hợp với các heo; trồng nấm rơm trong nhà kính; mô hình trồng rau trong nhà màng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo vườn tạp, nuôi vịt rọ,...Đồng thời, phối hợp triển khai thực hiện Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Dự án “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười” (Dự án WB9).

- Tham mưu triển khai quy hoạch các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu như: quy hoạch vùng sản xuất lúa theo hướng công nghệ cao; vùng trồng cây ăn trái; vùng sản xuất 2 vụ lúa + 1 vụ hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày tại các khu vực gòn cao sản xuất lúa kém hiệu quả.

 - Phát triển đàn vật nuôi theo hướng tập trung, an toàn và bảo vệ môi trường; khuyến khích các hộ chăn nuôi gia súc tập trung với quy mô lớn, nuôi theo hướng an toàn, bền vững.

- Diện tích nuôi thủy sản đạt 1.293 ha (vượt 256,6% so với kế hoạch) sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm khoảng 155.461 tấn (vượt 379% so với kế hoạch).

- Triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như: Nghị Quyết số 138/2017/NQ-HĐND; Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND, Quyết định 45/2015/QĐ-UBND; Chương trình giảm nghèo bền vững của Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh. Đến nay đã xét hỗ trợ trên 215 ha, tổng kinh phí 1.369.537.500 đồng để thực hiện tích tụ ruộng đất; cấp giấy chứng nhận ViệtGAP cho 178,5 ha; hỗ trợ  586.040.000 đồng để xây dựng hầm Bioga, tin heo cho hộ chăn nuôi và hỗ trợ cho 128 hộ nghèo, cận nghèo để tăng gia sản xuất, thoát nghèo bền vững với tổng số tiền là 1.063.500.000 đồng.

- Từ nguồn vốn cấp bù thuỷ lợi phí vay kiên cố hóa kênh mương, vốn hỗ trợ bảo vệ diện tích trồng lúa nước do Tỉnh phân bổ đã thực hiện tổng số 173 công trình xây dựng cơ bản; xây dựng 08 trạm bơm điện, nâng diện tích bơm tưới bằng điện đạt 97,5%; qua đó góp phần hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nâng cao năng lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Đến nay, chuyển đổi 31/31 HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012; sau khi chuyển đổi, mặc dù còn nhiều khó khăn trong quản lý điều hành nhưng bước đầu các HTX tạo được chuyển biến, hoạt động sản xuất, kinh doanh dần ổn định; chú trọng gia tăng thành viên và huy động nguồn vốn của thành viên; mở rộng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp,... Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Tỉnh, Huyện và được sự đồng thuận cao từ người dân đã tổ chức thành lập được 5 Hội quán, với tổng số 212 thành viên, hoạt động của Hội quán phát huy vai trò hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh của người dân.

Chí Cường